16/08/2024 09:37

2 trường hợp được tăng lương hưu từ 1/7/2025

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ chính thức có hiệu lực trong đó có quy định về điều chỉnh chế độ lương hưu. Đối tượng nào sẽ được hưởng chính sách này?

Trường hợp nào được tăng lương hưu từ 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay thế Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Trong đó có quy định về điều chỉnh chế độ lương hưu.

Theo Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng điều chỉnh lương hưu bao gồm:

1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.

Theo quy định nêu trên, từ 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với nhóm người đã nghỉ hưu là người nghỉ hưu có mức lương hưu thấp và người nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

So với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bổ sung thêm quy định này nhằm có thể thu hẹp được khoảng cách lương hưu chênh lệch của người nghỉ hưu khi có sự điều chỉnh lương hưu ở các thời kỳ.

2 trường hợp được tăng lương hưu từ 1/7/2025

Từ 1/7/2024, cải cách tiền lương cùng với tăng lương hưu, các khoản trợ cấp

GĐXH - Từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.

2 trường hợp được tăng lương hưu từ 1/7/2025

Từ 1/7/2025, hai trường hợp được tăng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Ảnh minh họa: TL

Thay đổi cách chi trả lương hưu

BHXH Việt Nam cho biết đơn vị này đang đẩy mạnh phương thức chi trả qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để đảm bảo tốt quyền và lợi ích của người hưởng, bên cạnh các hình thức trả lương khác như chi tiền mặt trực tiếp; chi thông qua chủ sử dụng lao động; chi tại nhà nếu là người già yếu, bệnh tật…

Từ đầu tháng 8/2024, BHXH đã thực hiện trực tiếp chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng tại BHXH 43 tỉnh, thành phố. Việc nhận lương hưu hay trợ cấp BHXH qua tài khoản là do người thụ hưởng tự nguyện tham gia chứ không bắt buộc.

Từ ngày 1/9/2024, BHXH Việt Nam cũng thực hiện phương thức chuyển tiền qua tài khoản cá nhân tại 20 tỉnh còn lại.

Theo Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 93, Điều 114, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (hiệu lực từ 1/7/2025) có 3 hình thức nhận lương hưu từ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:

Thông qua tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng.

Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.

Thông qua người sử dụng lao động.

Theo đó, việc thực hiện trả lương hưu qua tài khoản là không bắt buộc đối với người nhận lương hưu. Đối tượng hưởng chế độ có thể tùy chọn phương thức nhận lương hưu qua 3 hình thức nêu trên.

2 trường hợp được tăng lương hưu từ 1/7/2025

Người nghỉ hưu trước năm 1995, được tăng lương hưu, trợ cấp 2 lần trong 1 tháng

GĐXH - Từ ngày 1/7/2023, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đã tăng lên từ 12,5% đến 20,8%. Trong đó, nhóm người nghỉ hưu trước năm 1995 là nhóm được nhận mức lương hưu nhiều nhất.

2 trường hợp được tăng lương hưu từ 1/7/2025

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Tags:

lương hưu

tăng lương hưu

Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Tin cùng chuyên mục