300 phim nhựa bị hỏng: Nghệ sĩ viết đơn cầu cứu
Trao đổi với PV Dân trí, đạo diễn Thanh Vân - nguyên Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam cho biết, chiều 26/12, gần 20 nghệ sĩ đã ký đơn gửi lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kho phim lưu trữ bị hỏng nặng, bảo quản kém, chờ chỉ đạo hướng xử lý.
Những người ký vào đơn gồm NSƯT Vũ Đức Tùng - người đại diện phần vốn Nhà nước tại Hãng, nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn, Nguyễn Đức Việt, đạo diễn Trần Thí Thành, biên kịch Tống Phương Dung, NSƯT Đăng Khoa - đại diện cho cán bộ nhân viên của Hãng đã về hưu...
"Từ năm 2016, khi công ty vận tải thủy Vivaso tiếp quản hãng phim, họ đã ký vào các văn bản tiếp nhận tài sản, nhưng lại không có trách nhiệm trong việc bảo quản. Kho lưu trữ phim nhựa nếu không được duy trì các chế độ bảo dưỡng thông lệ dưới điều kiện máy lạnh thì để 1 - 2 ngày trời nắng nóng là chảy hết. Huống gì hệ thống máy lạnh đã hỏng hàng tháng trời, nhưng đến nay, công ty này vẫn chưa sửa", ông Vân nói.
Hình ảnh kho phim hiện tại của Hãng phim truyện Việt Nam (Ảnh: Đạo diễn Thanh Vân).
Một số cuốn băng bị hỏng bao gồm phim Cỏ lau, tác phẩm đoạt giải Ngọn đuốc Vàng tại Liên hoan phim Bình nhưỡng, Triều Tiên (1995),Tâm hồn mẹ, đoạt giải Phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam tại Malo, Pháp (2014)...
Liên quan đến vấn đề này, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết: "Bản gốc của hơn 300 phim nhựa vẫn được lưu trữ và bảo quản tốt ở Viện phim Việt Nam, không có tình trạng hỏng hóc hay mất khả năng sử dụng".
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cũng xác nhận Viện phim Việt Nam có lưu trữ bản gốc của phim. Tuy nhiên, số lượng phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam là tài sản quan trọng cần bảo quản. Bản ở hãng vẫn là bản hoàn chỉnh nhất về định màu, ánh sáng.
Nhiều năm qua, Hãng phim truyện Việt Nam thực hiện việc lưu trữ phim bằng công tác số hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số lượng phim được số hóa trong tổng số 300 tác phẩm nói trên chưa được thống kê đầy đủ. Hơn nữa, chất lượng của bản kỹ thuật số không thể bằng bản gốc.
Hầu hết cuốn phim tại đây bị hỏng, ẩm mốc (Ảnh: Đạo diễn Thanh Vân).
Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật.
Năm 2016, hãng chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị vào tháng 6 cùng năm. Hãng hiện mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Tháng 9/2018, thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa hãng cónhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp. Sau kết quả này, công ty vận tải thủy Vivaso - đơn vị giữ 65% cổ phần hãng phim - xinthoái vốn. Tuy nhiên, sau bốn năm, quá trình này chưa hoàn tất, khiến nghệ sĩ của hãng nhiều lầnkiến nghị.
Các nghệ sĩ của hãng nhiều lần căng băng rôn chất vấn bịcắt lương, bảo hiểm. Mâu thuẫn giữa cán bộ, nhân viên hãng phim và chủ đầu tư dâng cao, khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải cử thanh tra hòa giải.
Tags:Đọc báo
báo điện tử dantri
Văn hóa
Tin cùng chuyên mục