Uống nước chanh vào sáng sớm có nên hay không, chuyên gia tiết lộ sự thật
( PHUNUTODAY ) - Bạn sẽ thường nghe nói rằng thường xuyên uống một ly nước chanh khi bụng đói là một cách rất tốt để bắt đầu ngày mới. Liệu cách này có tốt cho sức khỏe hay không.
Nhiều người uống nước chanh vào mỗi buổi sáng để giảm cân. Mặc dù, đây có thể là thói quen buổi sáng tốt cho một số người, tuy nhiên, uống nước chanh khi bụng đói có thể không tốt cho những người khác.
Uống nước chanh khi đói và những lợi ích của nó đối với cơ thể
Theo Health Shots, việc uống nước chanh khoảng 30 phút trước bữa sáng có thể mang lại nhiều lợi ích cho một số người. Đầu tiên, nước chanh chứa nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Những chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid có thể giúp chống lại các gốc oxy tự do, được biết đến là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, hoặc hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.
Uống nước chanh khi đói cũng có thể hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa. Nó có thể giúp giải độc cơ thể và kích thích hoạt động trao đổi chất, giúp tăng cường quá trình đốt cháy chất béo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả mọi người đều nên uống nước chanh khi đói.
Nước chanh và những điều cần lưu ý về tác động của nó đối với sức khỏe
Nước chanh, mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng đi kèm với một số tác động tiêêu cực mà bạn cần lưu ý:
Tính chất axit: Nước chanh có tính chất axit, có thể gây khó chịu đặc biệt là đối với những người dễ bị trào ngược axit hoặc ợ nóng.
Xói mòn men răng: Tính axit của nước chanh có thể gây xói mòn men răng, đặc biệt là khi bạn uống trước khi đánh răng.
Khó chịu đường tiêu hóa: Một số người có thể trải qua kích ứng dạ dày hoặc thậm chí là loét do nồng độ axit tăng lên.
Nhạy cảm hoặc dị ứng: Những người dị ứng với trái cây họ cam quýt hoặc có dạ dày nhạy cảm có thể phản ứng tiêu cực.
Tương tác với thuốc: Nước chanh có thể tương tác với một số loại thuốc uống khi bụng đói, ảnh hưởng đến sự hấp thụ hoặc hiệu quả của chúng.
Ảnh hưởng đến đường huyết: Nước chanh có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, có thể gây rắc rối cho người mắc bệnh tiểu đường.
Cản trở hấp thụ sắt: Hàm lượng vitamin C cao trong chanh có thể cản trở sự hấp thụ sắt, điều này có thể là một vấn đề cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt.
Nặng thêm tình trạng viêm loét đại tràng: Các loại trái cây có múi như chanh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng. (The Times of India)
Loại rau giàu canxi gấp 36 lần canh xương: Ăn sống hay chín đều rất tốt mà ít ai hay biết3 thứ 'không đội trời chung' với trứng, thèm mấy cũng đừng ăn kẻo hại sức khỏe cả nhà
Tags:nước chanh
đồ uống
sức khỏe
nước uống tốt
Tin cùng chuyên mục