Vì sao đi bộ trên thang cuốn dễ xảy ra tai nạn?
Ở Nhật Bản, người dùng thang cuốn thường đứng sang một bên để nhường lối đi cho những người muốn di chuyển nhanh. Một số người trên mạng xã hội thậm chí còn khẳng định họ có "quyền được đi bộ" trên thang cuốn.
Vào tháng 5, Hitachi Building Systems Co., nhà sản xuất thang cuốn và cung cấp dịch vụ bảo trì có trụ sở tại Tokyo, đã công bố những rủi ro khi đi trên thang cuốn, đồng thời lưu ý rằng ngay từ đầu, thang cuốn không được thiết kế để đi bộ.
Sự khác biệt về chiều cao các bậc cầu thang cuốn, người đi bộ có thể bị vấp ngã hoặc bước nhầm.
Công ty đã cảnh báo khách hàng từ lâu về những mối nguy hiểm này. Kaichiro Koizumi, một viên chức quan hệ công chúng cho biết: "Cần phải thông báo cho người dân về sự thật cơ bản rằng thang cuốn không phải là cầu thang”.
Ảnh minh họa
Nhà sản xuất cũng cảnh báo về nguy cơ ngã hoặc gây thương tích cho người khác khi đi trên thang cuốn. Đã có nhiều vụ tai nạn liên quan đến những người đi thang cuốn không tuân thủ luật lệ.
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội thang máy Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo, trong số 1.550 vụ tai nạn xảy ra trên thang cuốn từ năm 2018 đến năm 2019, 805 vụ là do sử dụng không đúng cách, chẳng hạn như đi bộ hoặc không bám vào tay vịn.
Nhà điều hành đường sắt cũng yêu cầu mọi người đứng yên trên thang cuốn và bỏ thói quen để trống một bên cho người đi bộ. Họ cũng khởi động chiến dịch Đứng yên trên thang cuốn ở ga tàu và sân bay, nơi số lượng người di động rất cao.
Tháng 10/2021, tỉnh Saitama trở thành địa phương đầu tiên ở Nhật ra quy định đứng yên trên thang cuốn, tiếp sau là TP Nagoya và lan ra cả nước. Đại diện Hitachi Building Systems cũng cho rằng trên thực tế, việc mọi người đứng yên hai hàng trên thang cuốn sẽ mang lại hiệu suất vận chuyển cao hơn.
Hệ thống Đường sắt London đã tiến hành khảo sát các ga có thang cuốn cao hơn 18,5 m cho thấy phần lớn phía bên trái không được sử dụng, gây ra tắc nghẽn và xếp hàng ở phía dưới. Đồng thời, một thí nghiệm vào năm 2015 cũng cho thấy việc đứng cả hai bên thang cuốn giảm tắc nghẽn khoảng 30%.
Lưu ý khi sử dụng thang cuốn
Giữ tư thế đứng thẳng và nhìn thẳng về phía trước
Tư thế an toàn nhất khi đi thang cuốn là thẳng người, đứng về phía bên phải thang máy, mắt nhìn phía trước. Hạn chế các hoạt động cúi người, trêu đùa xô đẩy nhau,… đồng thời khi mắt nhìn về phía trước thì bạn cũng có thể chủ động phát hiện ra sự cố để xử lý kịp thời.
Ảnh minh họa
Không đứng ở rìa bậc thang
Trên các thanh cuốn luôn có những vạch vàng an toàn, hãy đứng giữa những vạch vàng đó thay vì đứng quá gần rìa bậc thang vì đó là nơi dễ gây tai nạn nhất, và bạn cũng nên đứng phía tay phải của thang cuốn hoặc bên trái tại một số quốc gia như Nhật Bản để nhường đường cho những người cần vượt lên trên.
Không đứng quá gần tay vịn
Luôn giữ tay vịn là cách tốt để bạn giữ thăng bằng khi đi thang cuốn. Tuy nhiên, đừng đứng quá gần tay vịn, tránh để ngón tay hoặc quần áo của bạn bị kẹt vào khoảng hở của tay vịn.
Chú ý những khe hở trên thang máy, nhớ các nơi dễ xảy ra sự cố nhất là lối bước vào thang, phần tay vịn, khoảng trống giữa các bậc thang. Những khoảng hở này dù rất nhỏ nhưng lại có thể vướng mắc hoặc kẹt bộ phận cơ thể như chân, tay.
Biết rõ vị trí của nút Dừng khẩn cấp
Một khảo sát trên mạng cho thấy, có đến 61% bạn trẻ được hỏi cho biết mình không rõ vị trí của nút Dừng khẩn cấp trên thang cuốn ở đâu, hay thậm chí không biết đến sự tồn tại của chúng.
Thông thường, nút Dừng khẩn cấp được đặt vị trí ở đầu và cuối thang cuốn, ở bên phải tay vịn. Nếu phát hiện có sự cố xảy ra, mau chóng nhấn nút này để hỗ trợ công tác cứu hộ.
Hạn chế xách theo nhiều đồ hoặc mặc quần áo quá nhiều phụ kiện
Việc mang nhiều đồ hay mặc trang phục nhiều phụ kiện sẽ gia tăng khả năng bị kẹt đồ vào thang cuốn hoặc khó xử lý tình huống khi có sự cố.
T. Linh (Theo Mainichi)
Tags:đi bộ trên thang cuốn dễ xảy ra tai nạn
cách sử dụng thang cuốn
đi bộ trên thang cuốn
đi thang cuốn an toàn
tai nạn thang cuốn
Tin cùng chuyên mục